CHỐNG ĂN MÒN ĐIỆN HÓA

CHỐNG ĂN MÒN ĐIỆN HÓA

Tình trạng: Còn hàng

Mô tả:

TKE&VMC Việt Nam là nhà thầu lên giải pháp, cung cấp vật liệu và thi công chuyên nghiệp cho các loại sàn kháng hóa chất – Chống ăn mòn điện hóa là một công nghệ mới có khả năng ứng dụng tốt cho các kết cấu thép, ống thép và các khu vực thép trong môi trường acid.  

ỨNG DỤNG:

Hệ thống bảo vệ catốt được sử dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực như:

- Bảo vệ đường ống thép

- Bảo vệ bồn chứa nước hoặc bể chứa nhiên liệu

- Bảo vệ cọc trụ thép, tàu

- Bảo vệ giàn khoan dầu ngoài khơi và vỏ giếng dầu trên bờ.

Trong một số trường hợp, bảo vệ catốt là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn sự ăn mòn do ứng suất.

Chi tiết sản phẩm

CHỐNG ĂN MÒN ĐIỆN HÓA CATOT

Lên giải pháp – Cung cấp vật liệu – Thi công – Tư vấn kỹ thuật

 

TKE&VMC Việt Nam là nhà thầu lên giải pháp, cung cấp vật liệu và thi công chuyên nghiệp cho các loại sàn kháng hóa chất – Chống ăn mòn điện hóa là một công nghệ mới có khả năng ứng dụng tốt cho các kết cấu thép, ống thép và các khu vực thép trong môi trường acid.  

 

ĂN MÒN ĐIỆN HÓA LÀ GÌ:

Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt các điện cực. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa kim loại, ở cực dương xảy ra quá trình khử các ion (nếu dung dịch điện li là axit).

Ăn mòn điện hóa xảy ra khi hợp kim tiếp xúc với dung dịch chất điện li, tạo nên dòng điện khiến cho kim loại bị phá hủy. Đây chính là loại ăn mòn kim loại phổ biến và nghiêm trọng nhất.

Trong thực tế, ăn mòn điện hóa thường xảy ra khi cặp kim loại/hợp kim để lâu ngày ngoài không khí ẩm hoặc nhúng vào trong dung dịch axit, muối hoặc nước không nguyên chất,…,

 

CHỐNG ĂN MÒN ĐIỆN HÓA:

Phương pháp bảo vệ Catot:
Bảo vệ catôt là phương pháp điện hoá làm giảm sự ăn mòn thép trong môi trường xâm thực như nước biển, bùn biển và môi trường gần biển…v..v.. Phương pháp này đă được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển.

Bảo vệ catốt (CP) là một kỹ thuật để kiểm soát sự ăn mòn của bề mặt kim loại bằng cách làm cho nó hoạt động như một cực âm của một tế bào điện hóa.

Nó hoạt động bằng cách đặt tiếp xúc với kim loại để được bảo vệ một kim loại khác dễ bị ăn mòn hơn để hoạt động như cực dương của pin điện hóa.

 

ỨNG DỤNG:

Hệ thống bảo vệ catốt được sử dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực như:

- Bảo vệ đường ống thép

- Bảo vệ bồn chứa nước hoặc bể chứa nhiên liệu

- Bảo vệ cọc trụ thép, tàu

- Bảo vệ giàn khoan dầu ngoài khơi và vỏ giếng dầu trên bờ.

Trong một số trường hợp, bảo vệ catốt là một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn sự ăn mòn do ứng suất.

 

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG:

Phương pháp điện hóa sử dụng vật hy sinh là kim loại hoạt động hơn kim loại cần bảo vệ để tạo thành pin điện hóa, giúp bảo vệ các vật liệu kim loại hiệu quả.

Sự phân cực được gây ra bởi dòng điện tử từ cực dương đến cực âm. Điều kiện để CP hoạt động là sự khác biệt về tiềm năng điện hóa giữa cực dương và cực âm.

Các hệ thống cực dương hy sinh phụ thuộc vào sự khác biệt về khả năng ăn mòn được thiết lập bởi các phản ứng ăn mòn xảy ra trên các kim loại hoặc hợp kim khác nhau.

Ví dụ:

- khả năng ăn mòn tự nhiên của sắt là khoảng -0,550 volt trong nước biển.

- Khả năng ăn mòn tự nhiên của kẽm trong nước biển là khoảng -1,2 volt.

=> Khả năng ăn mòn tự nhiên của kẽm > sắt nên khi hai kim loại được kết nối điện, sự ăn mòn của kẽm trở thành nguồn điện tích âm ngăn cản sự ăn mòn của sắt.

 

Ngày nay, cực dương mạ điện được chế tạo bằng các chất liệu hợp kim kẽm, magiê và nhôm vì khả năng điện hóa, công suất và tốc độ hấp thụ điện hóa của các hợp kim này vượt trội so với sắt.
Cực dương Galvanic được thiết kế và lựa chọn kim loại có điện áp "hoạt động" nhiều hơn (về mặt kỹ thuật điện thế âm ít hơn) so với kim loại của cấu trúc (điển hình là thép).

Để CP hiệu quả, tiềm năng của bề mặt thép bị phân cực (đẩy) âm hơn cho đến khi bề mặt có tiềm năng đồng nhất. Ở giai đoạn đó, động lực cho phản ứng ăn mòn của cực âm bị dừng lại trong khi cực dương tiếp tục ăn mòn, nó tiếp tuc ăn mòn vật liệu cực dương cho đến khi nó được thay thế.

Ví dụ: 

Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.

- Để bảo vệ thân tàu, người ta cần thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.

- Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.

- Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.

 

TKE&VMC Việt Nam là nhà thầu lên giải pháp, cung cấp vật liệu và thi công chuyên nghiệp cho công trình kháng hóa chất, chịu ăn mòn, chống ăn mòn điện hóa.

Chúng tôi có các chuyên gia và đội ngũ nhân công chuyên nghiệp sẵn sàng phục vụ để cung ứng dịch vụ phù hợp và tối ưu nhất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 

 

Chi tiết xin liên hệ:
​CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG TKE&VMC VIỆT NAM
Địa chỉ : Phòng 401 Tòa nhà Ocean Park số1 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội. Việt Nam.
Văn phòng: P5A Tòa nhà Apolo - 9/92 Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại : (84)246 295 6498                          Hotline: 0964014315
Email: contact@tkevietnam.vn                         Fax: (84)243 775 9001